Hăm da luôn là nỗi ám ảnh thường trực đối với các bà mẹ bỉm sữa trong quá trình nuôi con nhỏ. Dù hăm da không phải vấn đề quá nghiêm trọng nhưng khiến cho các mẹ bỉm mất ăn mất ngủ vì con quấy khóc, khó chịu khi bị hăm da. Hãy cùng iview4u tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh cũng như cách điều trị hăm da ở trẻ.
Mục lục
Thế nào là hăm da, hăm tã?
Hăm da hay còn gọi là hăm tã, là phản ứng của da khi hệ bài tiết ở da bị bít kín, đổ mồ hôi mà không được thông thoáng, khiến cho da bị tổn thương. Cũng có thể hăm da xảy ra khi trẻ quá bụ bẫm, hoặc thói quen đóng bỉm tã nhiều mà không được vệ sinh thường xuyên trong môi trường nóng ẩm.

Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân chính
Do độ ẩm vùng da tiếp xúc với tã bỉm nhiều, bé được đóng tã bỉm quá lâu.

Nấm hay vi trùng kí sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da bị ẩm ướt hoặc bị bẩn do nước tiểu hay phân của trẻ thì nấm và vi trùng có điều kiện để phát triển, gây bệnh trên da, làm da nổi nhiều mụn, gây ngứa, rát, khó chịu cho trẻ.
Da trẻ nhỏ bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt – loại giấy dùng để lau, vệ sinh cho bé; hoặc da bé quá nhạy cảm với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.

Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Một số loại xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da.
Nguyên nhân khác
Chất liệu làm tã của bé thô ráp, khi chà xát vào da bé vốn rất nhạy cảm cũng dễ gây hăm da.
Sử dụng tấm lót bằng nhựa để tránh rây bẩn ra quần áo, nhưng khiến da bé bị bí, ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển mạnh.

Lạm dụng phấn rôm: Phấn rôm dễ làm bít lỗ chân lông, khiến cho da không thoát được ẩm, dễ gây hăm da.

Bé bị tiêu chảy kéo dài, vệ sinh chậm dẫn đến nấm và vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Có thể bạn quan tâm: Viên uống tổng hợp Vitamin Multi DHC nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ
Triệu chứng hăm tã mà mẹ nên biết
Các vết hăm da thường xuất hiện ở vùng bụng, bộ phận sinh dục, các ngấn kẽ da ở đùi và mông.
Các vết hăm có màu hồng nhợt nhạt, mỏng, đôi khi có mụn nước bóng, nổi mẩn đỏ hoặc sưng tấy do nhiễm trùng, tạo vảy.
Vùng da bị hăm thường nóng hơn các vùng da khác.
Xuất hiện các vết loét trên da
Vùng da bị mẩn đỏ có thể gây đau đớn cho trẻ nhỏ.
Trẻ thường xuyên thấy khó chịu, đặc biệt khi thay tã, hoặc lau vùng mặc tã cho trẻ.

Các cách điều trị hăm da cho trẻ nhỏ
Dùng thuốc trị hăm
Thuốc mỡ chống hăm: Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc mỡ chống hăm như Bepanthen… có thể dùng thường xuyên vì thuốc mỡ tạo ra 1 lớp màng ngăn da bé tiếp xúc trực tiếp với phân và nước tiểu.

Thuốc dạng kem có chứa kháng sinh hoặc kháng nấm: Chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ, dùng trong thời gian nhất định khi vết hăm đã bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm.

Thuốc dạng kem có chứa Corticoid: Chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ, không được dùng quá 7 ngày.

Cách điều trị hăm da tự nhiên an toàn cho trẻ nhỏ
Cách điều trị hăm da bằng sữa mẹ
Sữa mẹ có chứa rất nhiều kháng sinh tự nhiên giúp diệt vi khuẩn bám trên da, làm giảm các triệu chứng hăm tã. Bạn chỉ nhỏ 1 vài giọt sữa lên vùng da bị hăm, sau đó để khô tự nhiên rồi mới mặc tã bỉm cho bé. Đây là một trong những cách trị hăm da tự nhiên hiệu quả mà không hề tốn kém.

Cách điều trị hăm da bằng giấm
Giấm mang tính axit, có thể trung hòa với nước tiểu mang tính kiềm. Vì vậy, để trị hăm da cũng có thể dùng giấm bằng cách: pha nửa chén giấm vào 1 chậu nước sau đó ngâm tã vải của bé vào dung dịch vừa pha. Ngoài ra có thể dùng dung dịch được pha bởi 1 thìa cà phê giấm trắng và nước để vệ sinh cho bé khi thay tã.

Cách điều trị hăm da bằng xịt lợi khuẩn Dermabio
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kem chống hăm tã, hăm da với nhiều thành phần khác nhau, nhưng đa số các loại kem này đều có chứa oxit kẽm với các thành phần tự nhiên để làm dịu mát da như Lợi khuẩn Dermabio.
Lợi khuẩn Dermabio là một trong những sản phẩm an toàn cho da của mẹ và bé, được ứng dụng từ công nghệ “Bào tử lợi khuẩn Dr. Anh” tiên tiến nhất, mang đến nhiều công dụng cho người dùng.

Xịt lợi khuẩn Dermabio với 100% thành phần từ bào tử lợi khuẩn và muối khoáng sẽ mang lại cho bé làn da khỏe mạnh. 1 ống bào tử lợi khuẩn Dermabio chứa 6 tỷ bào tử lợi khuẩn sống giải quyết tận gốc viêm, nấm, kích ứng da.
Các lợi khuẩn sẽ cân bằng vi hệ trên da, tái cân bằng độ pH tự nhiên, giúp bé tránh xa các loại thuốc có sử dụng kháng sinh.
Dermabio có chứa thành phần thảo dược tự nhiên có tác dụng lâu dài, có thể sử dụng cho bé từ 3 ngày tuổi. Hiệu quả ngay sau 5 phút với vết côn trùng đốt.
Dermabio mang đến những sản phẩm đã được thử nghiệm và chứng minh lâm sàng, nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Cách điều trị hăm da bằng lá lô hội
Lá lô hội rất giàu vitamin E và có đặc tính chống viêm. Vì vậy dân gian hay sử dụng lá lô hội để điều trị hăm tã cho trẻ nhỏ. Chỉ cần 1 lát lá lô hội mỏng, thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên sau đó mặc tã cho bé là được.
Để đảm bảo lá lô hội không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thì mẹ nên mua ở địa chỉ uy tín hoặc tự trồng trong vườn tránh làm tổn thương da của bé.

Cách điều trị hăm bằng dầu dừa
Dầu dừa có tính kháng khuẩn và kháng nấm nên cũng được sử dụng nhiều trong việc trị hăm tã ở trẻ nhỏ.
Chỉ cần thoa 1 lớp dầu dừa mỏng lên vùng da bị hăm giúp xoa dịu phát ban và tăng độ ẩm, mềm cho da.
Nên sử dụng dầu dừa nguyên chất và mua ở nơi có uy tín để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Vệ sinh sạch sẽ tay bằng xà phòng hoặc chất khử khuẩn trước khi thoa lên da cho bé.

Những điều cần chú ý khi điều trị hăm da ở trẻ sơ sinh
Điều trị hăm da, hăm tã ở trẻ sơ sinh vô cùng đơn giản, tuy nhiên để tránh tình trạng triệu chứng bệnh nặng hơn, mẹ cần chú ý một số điều sau:
1. Khi thấy bé có dấu hiệu bị hăm, không nên sử dụng phấn rôm để điều trị. Bởi vì phấn rôm có thể gây kích thích da trẻ, tạo điều kiện cho nấm phát triển và làm chậm quá trình chữa lành bệnh.
2. Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm để vệ sinh cho bé. Một số loại sản phẩm loại này có thể gây kích ứng da cho bé, làm các triệu chứng hăm ngày càng phát triển hơn.
3. Khăn ướt có chứa Propylene Glycol dễ gây kích ứng da và lây lan vi khuẩn, vì thế cũng không nên sử dụng.
4. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị nấm men dành cho người lớn để thoa cho trẻ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng.
Biện pháp phòng tránh hăm da, hăm tã ở trẻ nhỏ
Thường xuyên thay tã cho bé
Cứ khoảng 2 tiếng nên thay tã cho bé 1 lần để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có trong phân hoặc nước tiểu. Nhất là sau khi bé đi ngoài, phân được thải ra ngoài thì vi khuẩn sẽ nhân lên nhanh chóng. Nếu da bé tiếp xúc quá lâu với vi khuẩn sẽ dễ gây hăm da.

Vệ sinh sạch sẽ vùng da hăm bằng nước ấm
Mỗi lần vệ sinh cho bé, nên sử dụng nước ấm và dùng khăn lau nhẹ nhàng. Sau đó dùng khăn khô, mềm lau thật khô rồi mới đóng tã bỉm cho bé.
Giảm thời gian mặc tã bỉm
Trong ngày, hãy dành 1 khoảng thời gian không mặc tã bỉm cho bé. Điều này giúp cho da bé khô thoáng, giảm nguy cơ bị hăm.
Đổi loại tã bỉm đang sử dụng
Nếu cảm thấy loại tã bỉm bé đang sử dụng khô cứng, dễ gây hăm, mẹ có thể cân nhắc đổi sang loại tã bỉm khác mềm mại hơn, thoáng mát hơn. Bởi vì rất có thể loại tã mà bé đang sử dụng được làm bằng chất liệu có chứa mùi hương dễ gây kích ứng da hoặc dễ bị tràn.
Ngoài ra, nên chú ý chọn kích cỡ bỉm phù hợp với trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái nhất khi mang.
Có thể bạn quan tâm:
Sudocrem cũng là 1 sản phẩm trị hăm hiệu quả được các mẹ bỉm sữa ưa chuộng sử dụng. Bạn có thể mua sản phẩm Sudocrem tại các trang TMĐT như Shopee, Lazada hoặc Pinggo – 1 trang TMĐT mới xuất hiện đầu năm 2020 với nhiều ưu đãi.
